Phạm Đức Phúc, mình có đam mê về công nghệ, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến tài khoản mạng xã hội Facebook Zalo Email điện thoại...

Kết nối với mình trên facebook hoặc fanpage

DNS là gì?

DNS là hệ thống phân giải tên miền, được “khai sinh” vào năm 1984. Trong bài chia sẻ này, z9nsis sẽ giúp bạn có thêm thông tin chi tiết hơn về địa chỉ DNS là gì? Cấu trúc gói tin và nguyên tắc làm việc của DNS thế nào. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

<h2 class="text-primary"> 1. DNS là gì? </h2> <p> <strong>DNS</strong> (tên tiếng anh: <strong>Domain Name System</strong>, dịch là <strong>hệ thống phân giải tên miền</strong>), là một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền trên Internet. Hệ thống này được “khai sinh” vào năm 1984. <strong>Hệ thống phân giải tên miền</strong> giúp truy cập vào địa chỉ IP của website mà bạn muốn dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hiểu đơn giản, DNS giống như danh bạ điện thoại, trong đó, địa chỉ IP tương ứng với số điện thoại còn tên miền của website tương ứng với tên chủ nhân số điện thoại đó. </p> <p> Máy chủ DNS thực hiện việc gán domain, lập bản đồ tên miền tới địa chỉ IP. Các máy chủ có tên thẩm quyền có trách nhiệm đối với mỗi tên miền của nó và có thể chỉ định tên máy chủ khác cho các domain phụ. Các thẻ RFID, ký tự quốc tế trong địa chỉ Email, mã số UPC,… cũng có thể dùng hệ thống phân giải tên miền </p> <h2 class="text-primary"> 2. Tên miền trong địa chỉ DNS là gì? </h2> <p> Domain trong DNS là tên miền của một website bất kỳ. </p> <p> <strong>Ví dụ:</strong> </p> <ul style="list-style-type:square"> <li> z9nsis.com </li> <li> dowload.com.vn </li> <li> google.com </li> <li> gamevui.com </li> <li> …vv. </li> </ul> <p> Những tên miền kể trên chính là tên miền của website tương ứng. Cấu trúc của một tên miền là: http://www.domainname.tld. Trong đó: </p> <ul style="list-style-type:square"> <li> http: giao thức kết nối </li> <li> www: World Wide Web </li> <li> Domain name: tên miền </li> <li> ltd (top – level domain): đuôi “.com”, “.org”, “.net”,… </li> </ul> <h2 class="text-primary"> 2. Kiến trúc của DNS </h2> <ul style="list-style-type:square"> <li> Không gian tên miền (Domain name space) </li> <li> Cú pháp tên miền (Domain name syntax) </li> <li> Tên miền quốc tế hóa (Internationalized domain names) </li> <li> Máy chủ tên miền (Name servers) </li> <li> Máy chủ tên miền có thẩm quyền (Authoritative name server) </li> </ul> <h2 class="text-primary"> 3. Cấu trúc gói tin DNS </h2> <h4> 3.1 ID </h4> <ul style="list-style-type:square"> <li> ID là trường có 16 bits và có chứa mã nhận dạngấu trúc gói tin DNS </li> <li> ID được tạo ra để thay cho truy vấn </li> <li> Gói tin hồi đáp sẽ dựa vào ID để hồi đáp lại => Truy vấn và hồi đáp phù hợp với nhau </li> </ul> <h4> 3.2 QR </h4> <ul style="list-style-type:square"> <li> QR là trường gồm 1 bit </li> <li> Bits duy nhất này được thiết lập là 0 trong trường hợp là gói tin truy vấn </li> <li> Bits sẽ được thiết lập là 1 trong trường hợp là gói tin hồi đáp </li> </ul> <h4> 3.3 Opcode </h4> <ul style="list-style-type:square"> <li> Opcode là trường gồm 4 bits </li> <li> Cờ hiệu truy vấn được thiết lập là 0 </li> <li> Truy vấn ngược được thiết lập là 1 </li> <li> Tình trạng truy vấn được thiết lập là 2 </li> </ul> <h4> 3.4 TC </h4> <ul style="list-style-type:square"> <li> TC là trường có 1 bit </li> <li> Trường TC cho biết gói tin có bị cắt khúc do kích thước vượt quá băng thông cho phép hay không? </li> </ul> <h4> 3.5 AA </h4> <ul style="list-style-type:square"> <li> AA là trường gồm 1 bit </li> <li> Gói tin hồi đáp được thiết lập là 1 và đi đến một máy chủ có thẩm quyền giải quyết truy vấn </li> </ul> <h4> 3.6 RD </h4> <ul style="list-style-type:square"> <li> RD là trường gồm 1 bit </li> <li> RD cho biết truy vấn muốn máy chủ tiếp tục truy vấn một cách đệ quy </li> </ul> <h4> 3.7 RA </h4> <ul style="list-style-type:square"> <li> RA là trường 1 bit </li> <li> RA cho biết truy vấn đệ quy có được thực hiện trên máy chủ hay không? </li> </ul> <h4> 3.8 Z </h4> <ul style="list-style-type:square"> <li> Trường Z gồm 1 bit </li> <li> Trường Z là trường dự trữ và được thiết lập là 0 </li> </ul> <h4> 3.9 Rcode </h4> <p> – Rcode gồm 4 bits </p> <p> – Gói tin hồi đáp sẽ có các giá trị sau: </p> <ul style="list-style-type:square"> <li> Giá trị 0: Quá trình truy vấn không có lỗi </li> <li> Giá trị 1: Gói tin bị lỗi định dạng, máy chủ không thể hiểu được truy vấn </li> <li> Giá trị 2: Máy chủ gặp lỗi và không thể hồi đáp </li> <li> Giá trị 3: Tên bị lỗi (chỉ máy chủ mới có đủ quyền để thiết lập giá trị này) </li> <li> Giá trị 4: Không thi hành, tức là, máy chủ không thể thực hiện được chức năng này </li> <li> Giá trị 5: Truy vấn bị máy chủ từ chối thực thi </li> </ul> <h4> 3.10 QDcount </h4> <p> QDcount là số lần truy vấn của gói tin. </p> <h4> 3.11 AN count </h4> <ul style="list-style-type:square"> </ul> <p> AN count là lượng tài nguyên tham gia trong phần trả lời. </p> <h4> 3.12 AR count </h4> <ul style="list-style-type:square"> </ul> <p> Trong phần thêm vào của gói tin, lượng tài nguyên sẽ được ghi lại bằng AR count. </p> <h4> 3.13 NS count </h4> <ul style="list-style-type:square"> </ul> <p> Trong phần có thẩm quyền của gói tin, lượng tài nguyên sẽ được ghi lại bằng NS count. </p> <h2 class="text-primary"> 4. Mẩu tin resoucre DNS (DNS resource records) </h2> <p> Mẩu tin Resource Record (RR) lưu trữ thông tin của tên miền. Các RR chia thành các lớp (class) và có kiểu (type) khác nhau. Các kiểu RR phổ biến như sau: </p> <ul style="list-style-type:square"> <li> Start of Authority (SOA) resource record: định nghĩa các tham số toàn cục cho zone hoặc tên miền. Một tệp tin zone chỉ được phép chứa một mẩu tin SOA và phải nằm ở vị trí đầu tiên trước các mẩu tin khác. </li> <li> Name server (NS) resource record: chỉ ra Máy chủ tên miền (Name server) của zone đó. </li> <li> A Resource Records: mẩu tin cho biết địa chỉ IP tương ứng của một tên miền, có dạng như “example IN A 172.16.48.1” </li> <li> PTR Records (mẩu tin con trỏ): ngược lại với A record, PTR chỉ ra tên miền tương ứng của một địa chỉ IP, có dạng như “1.65.18.189.in-addr.arpa. IN PTR example.com.” </li> <li> CNAME Resource Records: một dạng record giúp tạo ra biệt hiệu cho một tên miền, ví dụ mẩu tin CNAME “ftp.example.com. IN CNAME ftp1.example.com.” cho phép trỏ tên miền ftp.example.com sang ftp1.example.com </li> <li> MX Resource Records (mẩu tin Mail exchange): chỉ ra máy chủ mail của tên miền. </li> <li> TXT Resource Records (mẩu tin text): chứa thông tin dạng văn bản không định dạng, thường dùng để chứa các thông tin bổ sung. </li> </ul> <h2 class="text-primary"> 5. Nguyên tắc làm việc của DNS là gì? </h2> <ul style="list-style-type:square"> <li> Máy chủ DNS được vận hành và duy trì có sự khác nhau giữa mỗi nhà cung cấp. Nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ trang web thì DNS server sẽ phân giải tên web này phải là máy chủ DNS của chính tổ chức quản lý web đó. </li> <li> INTERNIC có trách nhiệm theo dõi các domain và DNS server tương ứng. Đây là một tổ chức được thành lập bởi NFS, Network Solution, AT&T. Tổ chức này chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC quản lý tất cả máy chủ DNS trong môi trường Internet chứ không có trách nhiệm phân giải tên cho từng địa chỉ. </li> <li> Hệ thống phân giải tên miền có khả năng truy vấn các DNS server khác để có được tên đã phân giải. Máy chủ DNS của mỗi domain thường có hai sự khác biệt. Đầu tiên, từ các máy bên trong miền sẽ phân giải tên về các địa chỉ Internet cả trong lẫn ngoài miền mà nó quản lý. Thứ hai, trả lời các DNS server bên ngoài đang cố phân giải tên bên trong nó quản lý. </li> <li> Máy chủ DNS có thể ghi nhớ những domain mà nó phân giải và dùng cho những yêu cầu sau đó. Tùy thuộc vào quy mô của mỗi hệ thống phân giải tên miền mà số lượng domain phân giải được lưu lại có sự khác nhau. </li> </ul> <h2 class="text-primary"> 6. DNS có chức năng gì? </h2> <p> Các địa chỉ IP dùng để định danh tài nguyên mạng. Khi kết nối với mạng Internet, mỗi địa chỉ IP sẽ được gán cho một máy tính. Hệ thống phân giải domain giúp chuyển đổi những địa chỉ IP thành những ký tự dễ hiểu hơn. DNS có những chức năng sau:NS có chức năng gì? </p> <img src="/img/knowledges/chuc-nang-cua-dns.jpg" alt=""> <p> Mỗi hệ thống phân giải tên miền có chức năng ghi nhớ domain mà nó đã phân giải và ưu tiên cho những lần truy cập tiếp theo. </p> <p> Người dùng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ mạng như xem phim, tìm kiếm thông tin, chơi game, đăng nhập các website,… Nếu không có hệ thống phân giải tên miền DNS thì con người không thể truy cập internet dễ dàng và nhanh chóng </p> <h2 class="text-primary"> 7. DNS hoạt động như thế nào? </h2> <ol> <li> Yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP ứng với tên miền z9nsis.com sẽ được gửi từ máy người dùng tới Name Server cục bộ. </li> <li> Máy chủ domain cục bộ sẽ tìm kiếm trong kho dữ liệu xem có cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của domain mà người dùng yêu cầu hay không? => Nếu “có” thì cơ sở dữ liệu sẽ được gửi trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền đó. </li> <li> Nếu “không có” cơ sở dữ liệu về domain yêu cầu => máy chủ tên miền cục bộ sẽ hỏi các máy chủ tên miền ở mức cao nhất (ROOT). Máy chủ domain mức cao nhất (mức ROOT) sẽ chỉ cho máy chủ domain cục bộ mà nó quản lý có đuôi “.vn”. </li> <li> Máy chủ domain cục bộ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý domain “.vn” – domain Việt Nam => Tìm tên “z9nsis.com”. </li> <li> Máy chủ domain cục bộ hỏi máy chủ quản lý domain “.vn” địa chỉ IP domain “z9nsis.com” => Có => Gửi trả. </li> <li> Máy chủ domain cục bộ chuyển thông tin đến máy của người dùng. </li> <li> Người dùng dùng địa chỉ IP này kết nối đến máy chủ chứa website có địa chỉ z9nsis.com. </li> </ol> <h2 class="text-primary"> 7. Sử dụng địa chỉ DNS như thế nào? </h2> <img src="/img/knowledges/su-dung-dia-chi-dns-nhu-the-nao.png" alt=""> <p> Bạn có thể sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc thuê máy chủ DNS khác. Để sử dụng hệ thống phân giải tên miền bạn cần thực hiện theo các bước sau: </p> <p> Bước 1: Chọn Start => Settings => Network Connections </p> <p> Bước 2: Click 2 lần vào Local Area Connection => chọn Properties => Internet Protocol => Properties </p> <p> Bước 3: Điền vào ô Preferred DNS Server và Alternate Server thông số DNS Server </p> <h2 class="text-primary"> 8. DNS phổ biến nhất hiện nay là những loại nào? </h2> <h4> 8.1 DNS Viettel </h4> <ul style="list-style-type:square"> <li> 203.113.131.1 </li> <li> 203.113.131.2 </li> </ul> <h4> 8.2 DNS VNPT </h4> <ul style="list-style-type:square"> <li> 203.162.4.191 </li> <li> 203.162.4.190 </li> </ul> <h4> 8.3 DNS FTP </h4> <ul style="list-style-type:square"> <li> 210.245.24.20 </li> <li> 210.245.24.22 </li> </ul> <h4> 8.4 DNS Google </h4> <p> DNS Google là một trong những máy chủ DNS được dùng phổ biến hiện nay bởi sự ổn định và tốc độ nhanh. </p> <ul style="list-style-type:square"> <li> 8.8.8.8 </li> <li> 8.8.4.4 </li> </ul> <h4> 8.5 OpenDNS </h4> <p> OpenDNS là dịch vụ hệ thống phân giải tên miền phổ biến trên thế giới. Nó cung cấp cho người dùng địa chỉ DNS để truy cập website dễ dàng, nhanh chóng và an toàn. OpenDNS cung cấp nhiều tính năng, tùy chọn, dịch vụ bảo mật dựa trên công nghệ điện toán đám mây. </p> <ul style="list-style-type:square"> <li> 208.67.222.222 </li> <li> 208.67.220.220 </li> </ul> <img src="/img/knowledges/opendns-la-dich-vu-dns-pho-bien-tren-the-gioi.jpg" alt=""> <p> DNS đóng vai trò quan trọng trong giới công nghệ nói chung và thiết kế website nói riêng. Đây là hệ thống phân giải tên miền, giúp các thiết bị mạng liên kết được với nhau, định vị và gán địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên Internet. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn, hãy cho mình biết thông qua phần bình luận bên dưới. Truy cập website z9nsis.com thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé! </p>

Phạm Đức Phúc, tôi có đam mê về công nghệ, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến tài khoản mạng xã hội và điện thoại...

Kết nối với tôi trên Facebook