Tạm giam nhóm thanh niên lừa gần 4.000 người qua Facebook, chiếm đoạt 2 tỉ đồng
Wed Jan 27 2021 22:01:51 GMT+0700 (Indochina Time)
Trong khoảng 1 tháng, 8 thanh niên ở Quảng Trị đã lừa gần 4.000 người dùng Facebook, chiếm đoạt khoảng 2 tỉ đồng.
<p>
7 thanh niên ở tỉnh Quảng Trị đã hack 4.000 tài khoản Facebook rồi thu thập thông tin ngân hàng... để lừa đảo
chiếm đoạt hơn 2 tỉ đồng.
</p>
Ngày 24.12, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Đạo Nghĩa, Bùi Ngọc Hải, và
Nguyễn Ngọc Hải, từ 19-21 tuổi; Dương Viết Hưng, Nguyễn Thanh Phúc, Nguyễn Chung Tú và Lê Doãn Dương từ 17-21 tuổi;
Nguyễn Minh Luật Phú, 19 tuổi để điều tra tội "Sử dụng mạng máy tính, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản", theo Điều 290 Bộ luật hình sự.
<p>
Trung tá Nguyễn Mạnh Cường, Đội trưởng hình sự Công an quận Nam Từ Liêm, cho biết 7 bị can tách làm ba nhóm phạm
tội riêng biệt nhưng đều chung thủ đoạn là chiếm tài khoản Facebook, ngân hàng để lừa đảo.
</p>
<img src="\img\news\2.jpg" alt="">
<p>
Khoảng một tháng, nhóm này đã lừa được khoảng 4.000 tài khoản ngân hàng và Facebook, chiếm đoạt hơn 2 tỉ đồng.
</p>
<p>
Theo cảnh sát, Nghĩa và Hải thuê một nhà nghỉ ở thị xã Quảng Trị để cùng nhau thực hiện hành vi lừa đảo qua
mạng. Đầu năm 2019, Nghĩa tạo một đường link trên website weebly.com và liên kết với email cá nhân.
</p>
<p>
Nghĩa gửi đường link này đến các tài khoản Facebook khác để nhờ bấm "thích". Khi người dùng truy cập đường link,
nhập tên tài khoản, mật khẩu Facebook thì các thông tin này sẽ tự động gửi về email của Nghĩa.
</p>
<p>
Nghĩa lập tức đổi mật khẩu để chiếm đoạt quyền quản trị tài khoản. Từ đó Nghĩa giả danh là chủ tài khoản để gửi
tin nhắn cho bạn bè của họ với nội dung nhờ nhận tiền giúp.
</p>
<p>
Khi "con mồi" đồng ý, Nghĩa sẽ hướng dẫn đăng nhập tài khoản ngân hàng trên đường link tạo sẵn rồi chiếm luôn
quyền sử dụng tài khoản ngân hàng của họ. Đường link để thu thập thông tin tài khoản ngân hàng, Nghĩa được một
người bạn tên là Thắng (chưa xác định nhân thân) tạo cho.
</p>
<p>
Người dùng chỉ cần truy cập vào link này là thông tin về tài khoản ngân hàng như tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP
sẽ tự động chuyển về email của Nghĩa. Chiếm được khoản ngân hàng, Nghĩa gọi điện cho chủ nhân yêu cầu cung cấp
mã OTP với lý do "xác nhận giao dịch nhận tiền".
</p>
<p>
Nhưng thực tế là Nghĩa dùng mã OTP này để chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân đến tài khoản khác.
Với chủ đoạn như trên, Nghĩa và Hải đã thực hiện hơn 10 vụ lừa đảo song cảnh sát mới chứng minh được ba vụ.
</p>
<p>
Tiền chiếm đoạt được, Nghĩa và Hải dùng để tiêu xài cá nhân và chơi game, đánh bạc qua mạng.
</p>
<p>
Nhóm Hải, Hưng và Phúc, cảnh sát xác định, khoảng tháng 6.2020, Hưng và Hải được một người bạn cài đặt cho ứng
dụng Weebly trên điện thoại. Từ ứng dụng này sẽ tạo ra một đường link "giả" có liên kết với email của nhóm nghi
phạm để thu thập thông tin tài khoản ngân hàng.
</p>
<p>
Ba nghi phạm sau đó lập nhiều tài khoản Facebook giả để đăng bài tuyển người làm việc tại nhà, trả lương qua tài
khoản ngân hàng. Người nào có nhu cầu, Hải và Hưng yêu cầu họ phải liên kết tài khoản ngân hàng với đường link
tạo sẵn với lý do để trả lương cho tiện.
</p>
<p>
Khi nạn nhân đăng nhập vào đường link nhóm nghi phạm gửi thì thông tin đăng nhập tài khoản, mật khẩu, mã OTP sẽ
chuyển về email của Hải và Hưng. Từ đó, nhóm này thực hiện lệnh chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng mà chúng mua
qua mạng xã hội trước đó hoặc chuyển tiền vào tài khoản game.
</p>
<p>
Cảnh sát xác định, Hải Hưng và Phúc đã thực hiện ít nhất 4 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.
</p>
<p>
Về hành vi của nhóm Tú, Dương và Phú, cảnh sát xác định nhóm này đã chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook rồi
nhắn tin cho bạn bè của họ nhờ chuyển tiền vào tài khoản mua tiền ảo của game đánh bạc (W88, Kingfun). Đánh bạc
xong, chúng đổi từ tiền ảo trên game thành tiền VNĐ để tiêu xài.
</p>