TOP 10 hacker “khét tiếng” nhất mọi thời đại
Thu Apr 15 2021 13:53:29 GMT+0700 (Indochina Time)
Dù với mục đích phá hoại hay chỉ là một thú vui, tài năng của những hacker này khiến các chuyên gia bảo mật giỏi nhất thế giới cũng phải lắc đầu ngán ngẩm
<p>
Hacker đã trở một phần không thể thiếu của thế giới công nghệ. Đó là những cá nhân/tập thể đã xâm nhập vào hệ thống máy tính của những công ty công nghệ, các trang web thương mại, các trường đại học hay thậm chí là cơ quan an ninh, quốc phòng…
</p>
<p>
Những hacker này trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của các chuyên gia bảo mật xuất sắc nhất. Sau đây là danh sách 10 hacker nguy hiểm nhất mà lịch sử công nghệ đã từng ghi nhận:
</p>
<p><strong>1. Adrian Lamo</strong></p>
<img src = "/img/story/20151007142146-1.jpg" alt = "">
<p>
Adrian Lamo còn được biết đến với biệt danh “hacker vô gia cư” vì anh thường xuyên xâm nhập hệ thống từ các quán cafe hay thư viện cũng như cuộc sống nay đây, mai đó.
</p>
<p>
Trong lịch sử, Adrian đã từng tấn công vào máy tính nội bộ của Yahoo!, Bank of America, Cingular, Citigroup và nghiêm trọng nhất là vào tờ The New York Times năm 2002.
</p>
<p>
Trong số các hacker lừng danh, anh được đánh giá là hacker “có đạo đức nhất” vì mục đích cao cả: chỉ cho những chuyên gia bảo mật thấy các lỗ hổng trên hệ thống.
</p>
<p>
Mặc dù các cuộc xâm nhập của Adrian không vì mục đích phá hoại hay trục lợi, nhưng việc truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu cá nhân của người khác vẫn bị kết tội là bất hợp pháp.
</p>
<p>
Kết cục, hacker này bị kết án 2 năm tù treo và bị phạt tiền gần 65.000 USD.
</p>
<p><strong>2. Vladimir Levin</strong></p>
<img src = "/img/story/20151007142146-2.jpg" alt = "">
<p>
Vladimir Levin – hacker người Nga đã trở thành tội phạm đầu tiên thực hiện một vụ cướp ngân hàng mà không cần dùng vũ khí. Cụ thể, năm 1995, hacker này đã đột nhập vào máy tính của ngân hàng Citibank và cuỗm đi 10 triệu USD.
</p>
<p>
Số tiền này sau đó được chia nhỏ ra các tài khoản của Vladimir thuộc nhiều ngân hàng khác nhau trên toàn thế giới.
</p>
<p>
10 hacker “khét tiếng” nhất mọi thời đại
</p>
<p>
Tài năng của Vladimir thể hiện ở chỗ ông không cần sử dụng internet để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
</p>
<p>
Sự thật, ông đã can thiệp vào các cuộc gọi của khách hàng và ghi âm số tài khoản của họ, sau đó sử dụng tài khoản và mã pin này để thực hiện giao dịch.
</p>
<p>
Tuy nhiên, sự nghiệp hacker của Vladimir cũng vô cùng ngắn ngủi khi vụ án trên nhanh chóng bị phá, ông đã bị bắt, kết án 3 năm tù giam và nộp lại tất cả số tiền 10 triệu USD.
</p>
<p><strong>3. Albert Gonzalez</strong></p>
<img src = "/img/story/20151007142146-3.jpg" alt = "">
<p>
Albert Gonzalez là hacker đã thực hiện một trong những vụ trộm ATM và thẻ tín dụng lớn nhất trong lịch sử thế giới.
</p>
<p>
Chỉ trong 3 năm (từ 2005-2007), Gonzalez cùng và nhóm tội phạm của mình đã ăn cắp và bán lại hơn 170 triệu thẻ tín dụng và thẻ ATM.
</p>
<p>
Để thực hiện được phi vụ này, Gonzalez đã sử dụng kỹ thuật SQL injection để tạo ra các backdoor (cửa sau) trên hệ thống máy tính, sau đó ăn trộm dữ liệu thẻ tín dụng từ mạng nội bộ công ty.
</p>
<p>
Khi Gonzalez bị bắt, cơ quan chức năng đã thu hồi được 1,6 triệu USD tiền mặt, trong đó có 1,1 triệu được giấu trong nhà của bố mẹ hacker này. Năm 2010, tòa án liên bang Mỹ tuyên án 20 năm tù cho hacker “lắm tài, nhiều tật này”.
</p>
<p><strong>4. Gary McKinnon</strong></p>
<img src = "/img/story/20151007142146-4.jpg" alt = "">
<p>
Gary McKinnon – hacker người Scotland nổi tiếng với thành tích 97 lần truy cập vào mạng lưới của quân đội Mỹ từ năm 2001 đến năm 2002.
</p>
<p>
Thậm chí, hacker này còn để lại lời nhắn đầy thách thức trên website của quân đội Mỹ: “Hệ thống an ninh của quân đội Mỹ quá vớ vẩn”.
</p>
<p>
Mắc hội chứng Asperger – chứng bệnh tự kỷ nghiêm trọng nhất nhưng McKinnon rất thông minh và có hiểu biết đặc biệt về các hệ thống phức tạp.
</p>
<p>
Năm 14 tuổi, ông đã bắt đầu tấn công vào những hệ thống máy tính có hệ thống bảo mật cực tối tân: mạng máy tính chính phủ – từ quân đội, không quân, hải quân cho đến NASA.
</p>
<p>
Tòa án khuyến cáo rằng McKinnon đã gây thiệt hại lên tới 700.000 USD, tuy nhiên ông vẫn đang sống tại tị nạn tại Vương quốc Anh khi Mỹ chưa thể dẫn độ ông để xét xử.
</p>
<p><strong>5. Kevin Poulsen</strong></p>
<img src = "/img/story/20151007142146-5.jpg" alt = "">
<p>
Kevin Poulsen (nickname Dark Dante) được xem là một thần đồng công nghệ khi bắt đầu sự nghiệp hacker ở tuổi 17.
</p>
<p>
Khi mà bạn bè đồng trang lứa còn đến trường, Poulsen đã nổi tiếng sau một phi vụ ngoạn mục với đài phát thanh KIIS (Los Angeles) để mang về nhà một chiếc xe hơi Porsche đời mới.
</p>
<p>
Cụ thể, đài phát thanh KIIS này tổ chức một cuộc thi dành cho khách hàng, giải thưởng là một chiếc Porsche cho người có cuộc gọi thứ 102.
</p>
<p>
Rất đơn giản, Poulsen đã tấn công vào hệ thống mạng điện thoại của thành phố, chặn tất cả các cuộc gọi đến đài phát thanh này và nghiễm nhiên cuộc gọi số 102 cùng giải thưởng không thể thoát khỏi tay hacker này.
</p>
<p>
Năm 1991, Poulsen bị FBI “tóm” sau khi tổ chức một cuộc tấn công trực tuyến vào hệ thống mạng điện thoại của Mỹ.
</p>
<p>
Hacker khét tiếng này bị kết án bảy tội danh: lừa đảo qua máy tính, điện thoại, email, rửa tiền, thu thập thông tin về các doanh nghiệp bí mật và lĩnh 51 tháng tù giam – mức án nặng nhất cho một hacker vào những năm 90.
</p>
<p>
Sau khi ra tù, Poulsen đã trở thành cây viết chuyên mục bảo mật của tờ Wired News.
</p>
<p><strong>6. Syrian Electronic Army</strong></p>
<img src = "/img/story/20151007142146-6.jpg" alt = "">
<p>
Syrian Electronic Army (SEA) không phải là một cá nhân đơn lẻ, nó là cả một đội quân hacker đến từ Syria nổi lên từ cuối năm 2014.
</p>
<p>
SEA được thành lập từ năm 2011 dưới sự hỗ trợ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad với mục đích phá hoại hệ thống.
</p>
<p>
Cụ thể, nhóm hacker này đã gây ra các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) ở nhiều trang web, trong đó có cả Twitter và Facebook. Bên cạnh đó, tạp chí New York Times, Onion, Huffington Post và mạng xã hội LinkedIn cũng từng là nạn nhân của SEA.
</p>
<p>
ĐẦu năm 2015, SEA cũng đã tấn công vào website của quân đội Mỹ và để lại thông điệp trên trang chủ: “Chỉ huy của các người thừa nhận rằng họ đang huấn luyện binh lính để đưa tới những cuộc chiến sinh tử”.
</p>
<p><strong>7. Max Ray Butler</strong></p>
<img src = "/img/story/20151007142146-7.jpg" alt = "">
<p>
Max Ray Butler (nickname Iceman) đã từ bỏ công việc của chuyên gia bảo mật máy tính để trở thành một trong những hacker nguy hiểm nhất trên thế giới.
</p>
<p>
Với tài năng cũng của mình, Iceman đã dễ dàng đánh cắp thông tin của 2 số thẻ tín dụng và cuỗm đi tổng số tiền lên tới 86 triệu USD.
</p>
<p>
Hacker này cũng là admin của Carders Market – diễn đàn trực tuyến nơi các hacker có thể mua bán các dữ liệu mà họ đã lấy được từ người dùng. Butler bị bắt vào năm 2007 và lĩnh án 13 năm tù giam – mức án kỷ lục cho 1 hacker.
</p>
<p><strong>8. David Smith</strong></p>
<img src = "/img/story/20151007142146-8.jpg" alt = "">
<p>
David Smith nổi tiếng với danh hiệu “cha đẻ” của Melissa: con virus đầu tiên có khả năng tự mình phát tán từ máy này qua máy khác, đồng thời cũng được xếp hạng là virus có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất năm 1999.
</p>
<p>
Virus này dụ người dùng mở một tập tin với thông điệp kèm theo:
</p>
<p>
“Đây là tài liệu mà bạn đang cần, đừng đưa nó cho ai”. Sau khi được kich hoạt, virus này tự động nhân đôi và gửi cho 50 người khác trong danh sách địa chỉ email của bạn, khiến mạng email bị tắc nghẽn.
</p>
<p>
Cả Intel và Microsoft đã phải tạm dừng các máy chủ e-mail của họ trong một thời gian dài để tiêu diệt virus này.
</p>
<p>
Khi bị bắt, Smith khẳng định ông không hề có ý định phá hoại, tuy nhiên phương thức lây nhiễm của Melissa đã gây thiệt hại tới 80 triệu USD. Mức án 20 tháng tù và 5.000 USD dành cho hacker này cũng là hi hữu trong lịch sử vì tội danh phát tán virus.
</p>
<p><strong>9. Anonymous</strong></p>
<img src = "/img/story/20151007142146-9.jpg" alt = "">
<p>
Anonymous – nhóm hacker quyền lực nhất thế giới – cái tên được nhắc đến đầu tiên mỗi khi phát hiện ra một vụ tấn công mạng.
</p>
<p>
Đây là biệt danh của một nhóm tội phạm Internet, thường xuyên tấn công trực tuyến vào những thời điểm chính trị nhạy cảm.
</p>
<p>
Anonymous bắt đầu hoạt động từ năm 2003 và mục tiêu của nhóm hacker này là những tổ chức cao cấp, tập đoàn lớn. Mới đây Anonymous đã tấn công vào hệ thống website của tổ chức hồi giáo IS.
</p>
<p>
Biểu tượng của Anonymous là hình chiếc mặt nạ Guy Fawkes. Khẩu hiệu của nhóm là: “We never forgive, we never forget” (Chúng tôi không bao giờ tha thứ, chúng tôi không bao giờ quên).
</p>
<p><strong>10. Kevin Mitnick</strong></p>
<img src = "/img/story/20151007142146-10.jpg" alt = "">
<p>
Kevin Mitnick không phải là một thiên tài lập trình hay bảo mật hệ thống, tuy nhiên hacker này luôn biết khai thác những lỗ hỗng nhỏ để vượt mặt hệ thống an ninh một cách dễ dàng.
</p>
<p>
Đầu tiên, Kevin đã hack thành công hệ thống soát vé xe bus tại Los Angeles để được đi miễn phí. Tiếp theo, Mitnick cũng phát hiện ra lỗ hổng của hệ thống điện thoại Phreaking và gọi miễn phí trong hơn 2 năm.
</p>
<p>
Chưa dừng lại ở đó, Mitnick tiếp tục đột nhập vào máy tính của Sun Microsystems, Novell cũng như hệ thống cảnh báo quốc phòng Mỹ.
</p>
<p>
Cuối cùng hacker này đã bị FBI sờ gáy khi đang truy cập vào hệ thống máy tính của DEC (công ty thiết bị kỹ thuật số) để ăn cắp phần mềm độc quyền.
</p>
<p>
Kevin Mitnick bị kết án nhiều tội danh và lĩnh án 5 năm tù giam cho các hành vi đột nhập và hack hệ thống mạng.
</p>
<p>
Ông thừa nhận vũ khí mạnh nhất của mình là tận dụng những chi tiết nhỏ, được cho là lặt vặt – thứ mà các nhà lập trình thường bỏ qua mà chú trọng đến hệ thống lớn. Sau khi ra tù, ông đang làm việc như một nhà tư vấn an ninh chuyên nghiệp.
</p>